17 kỹ năng khó học nhưng đáng giá cả đời

0
1460

Đặc biệt trong trường hợp khi bạn học các kỹ năng sống thiết yếu.

Trong cuộc sống, những điều tốt nhất có thể là những điều miễn phí, nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ không chiếm thời gian, không lấy đi mồ hôi và sự kiên trì của bạn nếu bạn muốn có được nó.

Để xác định tài năng nào đáng để đầu tư, một đọc giả Quora đã đặt ra câu hỏi: “Đâu là kỹ năng khó nhất và hữu ích nhất mà mỗi người phải biết?”

Chúng tôi đã nhấn mạnh các bài học yêu thích của mình, cũng như một vài kỹ năng khác mà chúng tôi nghĩ là quan trọng.

1. Đồng cảm

Bạn có thể là một cá nhân giàu kỷ luật, thông minh và thậm chí giàu có nhất thế giới, nhưng nếu bạn không quan tâm hay đồng cảm với người khác, thì về cơ bản, bạn chẳng khác gì một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Đồng cảm là một khả năng cơ bản mà con người sẵn sàng bỏ qua trong kinh doanh hiện đại.

Đồng cảm – khả năng cảm nhận những gì người khác cảm nhận – là điều giúp những người bán hàng và làm dịch vụ trở nên tuyệt vời. Đồng cảm trong tinh thần đồng đội thúc đẩy mọi người cố gắng hơn nữa. Sự đồng cảm thúc đẩy nhân viên gạt bỏ sự thờ ơ của bản thân, để hướng tới những cái lớn hơn, bởi vì họ cảm thấy một cái gì đó lớn hơn chỉ là một mức lương.

2. Làm chủ giấc ngủ của bạn

Có rất nhiều mẹo được bác sĩ đưa ra để có một giấc ngủ tốt nhưng thật khó để thực hiện. Nhưng bất kể là bạn chọn cách nào, hãy thiết lập một thói quen có thể giúp đảm bảo bạn có những đêm thực sự được nghỉ ngơi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc cố định thời gian ngủ giúp bạn dễ ngủ và thức dậy hơn, và nói chung nó giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

3. Quản lý thời gian

Quản lý thời gian hiệu quả là một trong những kỹ năng được các nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất. Mặc dù không có cách nào được cho là đúng hoàn toàn, nhưng điều quan trọng là tìm một hệ thống phù hợp với bạn và luôn bám sát nó.

Đối với nhiều người, kỹ năng khó học nhất là cách lập kế hoạch. Cái khó không phải ở chỗ thực hiện những gì tôi đã lên kế hoạch, mà là lập một danh sách những việc cần làm và lên lịch trình thật kỹ để tôi thực sự có khả năng hoàn thành tất cả các nhiệm vụ vào ngày đã định.

4. Nhờ giúp đỡ

Có lần, trong một cuộc phỏng vấn, tôi được bảo rằng: ‘Bạn sẽ không được nhận công việc này nếu bạn không thể nhờ giúp đỡ khi bạn cần. Tự nhiên, tôi nói tôi có thể. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng nhân viên làm công việc này trước đó đã làm phá hoại thành tích chung chỉ vì anh ta đang gặp vấn đề cực kỳ khó khăn không thể giải quyết nhưng không thừa nhận điều đó và đã không yêu cầu sự giúp đỡ’.

Để biết khi nào bạn cần giúp đỡ và sau đó nhờ người giúp là một kỹ năng cực kỳ khó học và thực hành, bởi vì không ai muốn bị coi là yếu đuối hay bất tài.

Nhưng một nghiên cứu gần đây từ Trường Kinh doanh Harvard cho thấy làm như vậy khiến bạn trở nên có năng lực, chứ không phải không có năng lực. Theo các tác giả nghiên cứu, khi bạn nhờ ai đó cho lời khuyên, bạn thừa nhận sự thông minh hoặc chuyên môn của họ, điều này khiến bạn có nhiều khả năng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ họ.

5. Suy nghĩ tích cực.

Suy cho cùng, người khác nghĩ về bạn thế nào không quan trọng nhưng những gì bạn nghĩ về bản thân chắc chắn có quan trọng, và bạn cần một thời gian mới có thể xây dựng mức độ tự tin và khả năng tin tưởng vào bản thân khi không ai có thể làm điều đó.

6. Kiên định

Cho dù bạn đang cố duy trì thói quen tập thể dục mới hay đang thực hiện một dự án quan trọng, kiên định là một đức tính quan trọng giúp bạn duy trì bất kỳ loại thành công nào.

Ông nói, mọi người thường lười biếng khi họ đạt đến đỉnh cao, nhưng để duy trì vị trí hàng đầu đó, họ phải làm việc chăm chỉ hơn và kiên định hơn trong công việc.

17 kỹ năng khó học nhưng đáng giá cả đời - Ảnh 1.

7. Lo chuyện của mình

Bạn phải mất nhiều thời gian để học và thành thạo việc này.

Chĩa mũi vào chuyện người khác không có ích lợi gì và nó chỉ làm bạn tốn thời gian và tài nguyên. Bạn không có quyền chĩa mũi vào chuyện người khác, ngay cả khi bạn là người công bằng chính trực.

8. Lắng nghe

Đồng nghĩa với việc lắng nghe là im lặng.

Nicole Nicole Lipkin – tác giả của cuốn “What Keeps Leaders Up At Night” nói: “Hầu hết chúng ta ở nơi làm việc đều bị quá tải với những việc cần làm – tin nhắn tức thì, điện thoại reo.”

Một mẹo để lắng nghe một cách chủ động là lặp lại những gì bạn đã nghe cho người khác. Cô ấy nói: “Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều khi mọi người hiểu nhau.”

9. Biết khi nào nên im lặng

Roshna Nazir viết: “Bạn có thể đi lang thang khắp nơi than vãn về mọi thứ trên thế giới này có vẻ như đang quay lưng với bạn. Đôi khi bạn chỉ cần im lặng.”

Có nhiều cái tốt nhất bạn nên giữ cho riêng mình. Anwesha Jana viết: “Khi chúng ta tức giận, buồn bã, kích động, hay bực tức, chúng ta thường thốt ra bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu. Sau đó, lại cảm thấy hối tiếc.”

Giữ im lặng khi bạn kích động là một trong những kỹ năng đáng để học nhất, và tất nhiên, cũng là một trong những kỹ năng khó nhất.

10. Bỏ qua tin đồn

Jason T Widjaja viết: “Điều quan trọng nhất trong cuộc sống với tôi là các mối quan hệ. Và điều quan trọng nhất để việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt là sự tin tưởng.”

Theo ông, một trong những cách gây mất lòng tin dễ nhất là buôn chuyện về những người không có mặt tại đó.

Widjaja nói rằng học cách không buôn chuyện là rất khó. Bởi vì bạn có thể bỏ lỡ những cuộc trò chuyện quan trọng. Hãy cách xa những người bị ảnh hưởng và những người không muốn nói chuyện trực tiếp. “Này, xin lỗi vì đã cắt ngang nhưng tôi muốn nói là tôi thực sự không cần phải nghe những chuyện này. Bạn có thể nói chuyện khác được không?”

Ông viết: “Nhưng nếu bạn kiên định không nghe những tin đồn thì bạn sẽ nhận được một món quà vô giá. Lòng tin.”

11. Tập trung vào hiện tại

Theo nhà nghiên cứu hạnh phúc Matt Killingsworth, chúng ta có xu hướng không giỏi trong việc tập trung vào hiện tại. Ông nói rằng 47% thời gian, mọi người đang nghĩ về một cái gì đó khác không phải những gì họ hiện đang làm. Và điều này đang làm tổn thương hạnh phúc của chúng ta, ông nói:

“Người ta sẽ cảm thấy không hạnh phúc nếu họ thẫn thờ bất kể khi họ đang làm việc gì. Ví dụ, chúng ta thường không thực sự thích con đường đi làm. Đây là một trong những hoạt động chán ngắt nhất, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc đi làm thay vì não của chúng ta tập trung vào những chuyện khác. Thật ngạc nhiên.”

17 kỹ năng khó học nhưng đáng giá cả đời - Ảnh 2.

13. Làm chủ suy nghĩ

Để làm những gì bạn muốn làm và hoàn thành những gì bạn muốn hoàn thành, bạn cần có ý thức định hướng suy nghĩ của mình.

Điều thách thức là chúng ta là sản phẩm của những trải nghiệm trong quá khứ và tất cả những suy nghĩ của chúng ta là kết quả của việc này. Tuy nhiên, quá khứ không giống tương lai.

14. Học một ngoại ngữ mới

Kỹ năng này không chỉ mở ra cho bạn những cuộc trò chuyện mới và cơ hội nghề nghiệp.

Là người Hungary và người sáng lập Metaphor English và CEO blog Balázs Csigi: “Thành thạo tiếng Anh là một món quà đáng kinh ngạc trong cuộc đời tôi. Tôi đã nhận được một tư duy mới, một loạt cảm xúc mới và cách suy nghĩ mới”. Bạn cũng sẽ như vậy bất kể là bạn học ngôn ngữ nào.

Csigi nói rằng chìa khóa để học một ngôn ngữ khác là thành thạo từng chút văn hóa, không có thành công nào là dễ dàng, nhưng chắc chắn đó là một sự theo đuổi đáng giá.

15. Dám nói

Nói trước công chúng có thể là một điều khó khăn với nhiều người trong chúng ta. Ngay cả ông trùm kinh doanh người Mỹ Warren Buffett cũng nói rằng ông đã từng rất sợ nói trước công chúng đến nỗi ông muốn nôn.

Ông nói với người viết tiểu sử của mình – Alice Schroeder – trong “The Snowball: Warren Buffett and the Business of Life”: “Trên thực tế, tôi đã sắp xếp cuộc sống của mình để không bao giờ phải đứng trước bất kỳ ai.”

Ông đã phải luyện tập thực hành phát biểu cả trăm lần trước các bạn cùng lớp trong khóa học “Dale Carnegie” để chinh phục nỗi sợ hãi của mình.

Buffett nói: “Chỉ là bạn cần thực hành – chỉ thực hành và thực hành. Và rồi bạn sẽ thấy kết quả. Đó là bằng cấp quan trọng nhất mà tôi có.”

16. Thẳng thắn với người khác

Hoàn toàn trung thực với người khác có thể là một điều khó xử, nhưng chỉ vì bạn không có gì hay ho để nói không có nghĩa là bạn không nên nói điều đó.

COO của Facebook – Sheryl Sandberg – là một người cực kỳ ủng hộ radical candor (thẳng thắn với nhân viên nhưng vẫn là một lãnh đạo biết thông cảm và sẻ chia). Do đó, góp ý chỉ khác nhau ở chỗ đó là sự quan tâm đến cá nhân từng người hay sự chọc tức. Khi thực hành Radical Candor, hãy dùng cụm từ viết tắt KHNTC để luôn nhớ về nó: Radical Candor là Khiêm tốn, Hữu ích, Ngay lập tức, Trực tiếp, và không Cá nhân hoá.

17. Thẳng thắn với bản thân

Thừa nhận bản thân mình sai là điều “khó khăn nhất.”

Ngay cả CEO của các công ty lớn cũng thừa nhận mình mắc sai lầm.

Ginni Rometty, CEO của IBM, đã từng nói với từ báo Forbes rằng: “Tuy nhiên, đối với tôi, sai lầm lớn nhất là khi bạn không thể học hỏi từ chính sai lầm của mình. Chẳng có gì sai lầm hơn khi bạn chẳng học được gì từ sai lầm.”

(Theo Money)