Là những ngành mới, thị trường “khát” nhân lực trong khi nhu cầu tuyển dụng luôn cao, Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet kết nối (IoT) đang dần trở thành những nghề mang lại thu nhập nghìn đô cho cả các cử nhân mới ra trường.
Ngành “hot”, lương cao nhưng thiếu nhân lực
Năm 2018, Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ di động toàn cầu (GSMA) đã đưa ra báo cáo với nhận định: Internet vạn vật (IoT) là thị trường vô cùng tiềm năng trong những năm tới, giúp tạo ra những động lực tăng trưởng kinh tế mới.
Theo dự đoán của GSMA, đến năm 2025, trên toàn cầu sẽ có hơn 25 tỷ thiết bị IoT, trong đó cao nhất là châu Á – Thái Bình Dương với 10,9 tỷ thiết bị.
Trước làn sóng công nghệ này, hầu hết các doanh nghiệp đều không thể thờ ơ. Theo khảo sát của Teradata từ năm 2017, 80% doanh nghiệp đã đưa AI vào vận hành thực tế, 30% sẽ mở rộng đầu tư vào AI trong 36 tháng tới và có tới 72% cần thêm nhân lực để phát triển hoặc triển khai AI. Nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng trả nghìn đô cho những ứng viên có kiến thức chuyên sâu trong ngành Al và IoT.
Cụ thể, mức lương trung bình năm của một kỹ sư IoT ở Mỹ rơi vào khoảng 100.000 – 160.000 đô-la. Còn ở Canada, con số này là 52.000 đô với trình độ mới tốt nghiệp và có thể lên tới gần 190.000 đô khi có kinh nghiệm lâu năm.
Còn ở Việt Nam, trong “Báo cáo thị trường IT và tình hình nhân lực IT Việt Nam quý 4/2018” do TopDev – nền tảng tuyển dụng IT thuộc Công ty cổ phần Applancer phát hành, mức lương các nhà tuyển dụng trả cho kỹ sư AI có thể lên tới 22.000 USD/năm (tương đương khoảng 500 triệu đồng/năm).
Đều là những ngành đầy tiềm năng về cơ hội thăng tiến cũng như thu nhập cá nhân nhưng ở Việt Nam, hiện chưa có nhiều cơ sở đào tạo Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT). Một phần cũng do lĩnh vực quá mới nên thiếu người có đủ trình độ giảng dạy và thiếu giáo trình chuẩn cho sinh viên.
Tháo gỡ khó khăn từ kinh nghiệm thực tế
Là trường đại học hàng đầu về đào tạo công nghệ thông tin, ĐH FPT là một trong những đơn vị đầu tiên đưa chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) vào chương trình đào tạo.
Năm học tới đây (2019 – 2020), ĐH FPT sẽ bắt đầu tuyển sinh 2 chuyên ngành trên. Chương trình đào tạo các chuyên ngành này được xây dựng theo chuẩn đào tạo của Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET – Mỹ). ĐH FPT cũng nhập khẩu toàn bộ giáo trình từ nước ngoài về và liên tục cập nhập theo từng kì học. Những giáo trình này đều được chọn theo chuẩn của Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), chuẩn đào tạo kỹ sư phần mềm của Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET – Mỹ) và Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA).\
Trong 4 năm học tại ĐH FPT, sinh viên chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được nghiên cứu và thực tập các hướng chuyên sâu trong lĩnh vực Khoa học máy tính như hệ chuyên gia, tương tác người – máy và ứng dụng trong các môi trường như hệ đa phương tiện; xử lý hình ảnh, âm thanh; phân tích dữ liệu lớn…
Còn với chuyên ngành Internet vạn vật (IoT), từ nền tảng công nghệ thông tin, sinh viên sẽ tiếp cận sâu hơn về phần cứng và kết nối với các nền tảng di động, hệ thống thông tin. Sinh viên học chuyên ngành này có cơ hội thực hành phát triển và triển khai các ứng dụng về nhà thông minh (smart home), thành phố thông minh (smart city), dịch vụ sức khỏe, tài chính.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ĐH FPT có thể trở thành các kỹ thuật viên học máy, nhà phát triển hệ thống AI, kỹ sư IoT… làm việc trong các viện nghiên cứu, công ty viễn thông, doanh nghiệp sản xuất…
Về mặt nhân lực, ĐH FPT sở hữu nhiều ưu thế. Trước hết, đây là trường đại học trong lòng doanh nghiệp. Bản thân Tập đoàn FPT cũng từng cung cấp nhiều giải pháp công nghệ thông tin liên quan đến Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) cho thị trường như hệ thống giám sát xử lý vi phạm bằng hình ảnh trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai; hệ thống vé tàu điện tử cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; hệ thống vé xe buýt điện tử tại TP.Hồ Chí Minh với tổng số vốn đầu tư dự kiến hơn 278 tỉ đồng… Nhờ vậy, khi đưa AI và IoT vào giảng dạy, ĐH FPT có ưu thế hơn hẳn các cơ sở đào tạo khác về con người – nhất là những chuyên gia có kinh nghiệm thực tế lâu năm. Thêm vào đó, 100% giảng viên tham gia chương trình này đều đã được đào tạo chuyên sâu về Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) tại nước ngoài.
Hiện các thí sinh đã có thể đăng ký tham gia kỳ thi sơ tuyển của ĐH FPT vào ngày 12/5/2019 tại địa chỉ https://daihoc.fpt.edu.vn/tuyen-sinh/. Năm nay, trường tiếp tục dành 500 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo với các mức từ 10% – 100% cho các tân sinh viên từng đạt giải cao trong các kỳ thi Học sinh giỏi, năng khiếu hoặc đạt điểm cao trong kỳ thi Đại học, kỳ thi tuyển sinh riêng của trường.