CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG BUỘC PHẢI THAY ĐỔI ĐỂ PHÙ HỢP VỚI “THẾ HỆ Z”

0
2180

Lứa thế hệ Z đầu tiên (1995) đã tốt nghiệp đại học được gần 2 năm. Bởi sự khác biệt trong điều kiện sống, vì thế thay đổi sao cho “vừa vặn” với thế hệ Z là việc các trường Đại học, Cao đẳng phải làm.

“Gen Z” là danh từ để chỉ lứa người trẻ sinh từ năm 1995 đến năm 2012. Không phải đấu tranh để có được hòa bình giống thế hệ X (1961-1981), càng không khổ sở chứng kiến khủng hoảng kinh tế năm 2008 như thế hệ Y (1981-1995), Gen Z được “tạo hóa” ưu ái cho sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ.

Sinh viên thế hệ iGen (lớn lên trong thời đại iPhone) luôn ép bản thân mình phải vượt qua thử thách để khẳng định bản thân. Điều này trở nên khó hiểu đối với các thế hệ khác. Vậy một thế hệ như thế thực sự muốn gì ở một trường đại học?

Một thế hệ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi học Đại học

Sinh viên Gen Z sở hữu nhiều đặc tính kỳ lạ. Họ ít đọc sách hay check email thường xuyên mà chú trọng vào việc phát triển hình ảnh của bản thân trên mạng xã hội. Gen Z gặp stress hay cô đơn sớm, nhưng họ đủ “điên” để vượt qua tất cả các giới hạn để tìm về một cuộc sống hạnh phúc.

Một thế hệ kỳ lạ như vậy, bây giờ có người chuẩn bị bước chân vào giảng đường, có người đã tốt nghiệp được vài năm!

Bằng cách này hay cách khác, Gen Z đang dần dần thay đổi ngôi trường đại học của mình theo cách họ muốn. Với sự phát triển của mạng xã hội, Gen Z bắt đầu biết cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong các quyết định học tập. Từ đó, họ cũng bắt đầu có những tiêu chuẩn nhất định khi đặt chân vào đại học.

Điều quan trọng nhất mà Gen Z luôn khao khát là có một môi trường và điều kiện tốt để nuôi dưỡng tố chất, phát triển kỹ năng, gia tăng sự tự tin và tự chủ. Từ đó, các em sinh viên có thể khẳng định cái tôi trong tập thể. Gen Z là thế hệ đa nhiệm, thích mọi hoạt động đơn giản và tiết kiệm thời gian chính bởi vậy luôn có mong muốn giải quyết các vấn đề thông qua các kênh trực tuyến.

Một thế hệ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi học Đại học

Một thế hệ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi học Đại học

Do sự phát triển của mạng xã hội, Gen Z tự đặt áp lực phải trở thành một người xuất chúng trong xã hội. Họ lớn lên với những hình mẫu khởi nghiệp thành công, những siêu mẫu học thức, hay cả những “con nhà người ta”. Dù có muốn hay không, những phép so sánh luôn khiến Gen Z cảm thấy bản thân thật kém cỏi.

Nhưng việc ám ảnh với những thần tượng mạng xã hội không khiến khả năng giao tiếp của Gen Z bị giảm. Trái lại, họ thích những cuộc trò chuyện trực tiếp, thích sự rõ ràng và thẳng thắn, thích cả việc tiếp xúc người thật – việc thật.

Những tín hiệu “chuyển mình” tích cực

Trong những năm gần đây, bên cạnh việc giảng dạy theo cách tiếp cận mới, nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã tăng cường yếu tố quốc tế để giúp Gen Z dễ dàng hội nhập. Sự tham gia học tập của các sinh viên quốc tế, cơ hội trải nghiệm học tập quốc tế, tham gia các hoạt động cộng đồng,… đã góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển những khả năng cần thiết cho sinh viên khi tham gia thị trường lao động quốc tế.

Những tín hiệu “chuyển mình” tích cực

Những tín hiệu “chuyển mình” tích cực

Để phù hợp hơn với Gen Z, theo nhiều chuyên gia, các trường Đại học, Cao đẳng cần phải chú trọng cải tạo môi trường học tập là trước tiên. Muốn phù hợp hơn với Gen Z, các trường tại Việt Nam phải thay đổi dần dần trong cách tiếp cận các chương trình đào tạo và chú trọng nhiều hơn tới việc hình thành tâm thế nghề.

Đối với các trường đại học hàng đầu, cần phát huy tối đa lợi thế của đầu vào chất lượng cao, giúp cho Gen Z nhìn nhận bản thân rõ ràng hơn. Đó là nền tảng để có những lựa chọn tốt nhất cho sự nghiệp. Tăng cường ý thức về trách nhiệm và cam kết cũng nên được lồng ghép vào các chương trình đào tạo, kèm theo đó là một số hoạt động ngoại khóa để giúp Gen Z hoàn thiện những tố chất cần có trong thời đại mới.

Nhu cầu đổi mới của Gen Z là hoàn toàn chính đáng. Vậy nên, nếu không muốn chuyện học đại học là một lựa chọn có hay không cũng được, các trường phải “lột xác” ngay ngày hôm nay.

Theo Caodangyduochanoi