Dù Bộ GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh học trực tuyến, trên truyền hình nhưng nhiều giáo viên chưa biết sẽ kiểm tra bằng hình thức nào để đánh giá đúng năng lực của các em.
Theo quy định của Bộ, bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra học kỳ sẽ thực hiện khi học sinh (HS) quay trở lại trường, còn trong thời gian tạm nghỉ học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh, giáo viên (GV) có thể chủ động tổ chức thực hiện bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra miệng có hệ số 1.
Làm sao đánh giá khách quan ?
Ông Phạm Thư Tùng, GV môn vật lý tại Trường THPT Ernst Thalmann (Q.1, TP.HCM), cho biết việc kiểm tra, đánh giá năng lực HS qua hình thức trực tuyến để đảm bảo khách quan là rất khó. Nếu để HS làm bài kiểm tra ở nhà, các em có thể nhờ người khác làm giúp, tìm kết quả trên mạng hay sao chép đáp án từ bạn bè.
Tăng hiệu quả học trên truyền hình
HS cũng bắt đầu học chương trình mới qua truyền hình. Để HS có thể nắm vững phần kiến thức này, các trường đã gia tăng kết nối với phụ huynh, HS…
Chẳng hạn, ông Lê Văn Linh, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân lập Thanh Bình (Q.Tân Bình), cho hay với HS lớp 12, nhà trường thông báo lịch phát sóng và phối hợp cùng phụ huynh giám sát chặt chẽ việc theo dõi bài giảng trên sóng truyền hình của con em mình. Nhắc nhở, kiểm tra việc làm bài luyện tập sau giờ học như làm ra giấy có ghi rõ họ tên, chụp hình gửi qua tin nhắn riêng để thầy, cô chấm…
Chẳng hạn, ông Lê Văn Linh, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân lập Thanh Bình (Q.Tân Bình), cho hay với HS lớp 12, nhà trường thông báo lịch phát sóng và phối hợp cùng phụ huynh giám sát chặt chẽ việc theo dõi bài giảng trên sóng truyền hình của con em mình. Nhắc nhở, kiểm tra việc làm bài luyện tập sau giờ học như làm ra giấy có ghi rõ họ tên, chụp hình gửi qua tin nhắn riêng để thầy, cô chấm…
Cô Nguyễn Thúy, Tổ trưởng Tổ ngữ văn Trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1, TP.HCM), cũng cho biết HS lớp 9 có các buổi học trên truyền hình vào buổi sáng thì vào buổi chiều, GV sẽ củng cố nội dung đã học, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn làm bài tập…
“Mình không thể cho các em làm bài kiểm tra 15 phút hay 1 tiết như trên lớp được. Tôi có cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm, tùy mức độ khó dễ sẽ cho làm bài trong thời lượng khác nhau, có bài làm 1 – 2 tiếng, cũng có bài làm trong nhiều ngày. Nhưng khi nhận kết quả, những em có năng lực trung bình vẫn có thể đạt 8, 9, 10 điểm trong khi những em học khá, giỏi chỉ được 7 điểm”, ông Tùng chia sẻ.
Cô Trần Mỹ Liêm, Tổ trưởng bộ môn sinh học Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10, TP.HCM), cho biết cô có 2 hình thức kiểm tra: đối với bài trắc nghiệm, HS sẽ làm bài trực tiếp trên ứng dụng Google form; còn bài tự luận, cô giáo sẽ quy định cho HS một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành.
“Chắc chắn một số HS sẽ trao đổi với nhau trong quá trình làm bài kiểm tra. Do vậy, GV cần phải ra đề theo hướng mở. Đặc biệt với đề tự luận, mỗi GV nên tự soạn ra, sẽ không có đáp án sẵn trên mạng. Nếu HS sao chép bài, mình có thể nhận ra ngay”, cô Liêm chia sẻ.
Giảm độ khó bài kiểm tra
Còn cô Hạnh Nguyên, GV môn ngữ văn Trường THPT Trưng Vương (Q.1, TP.HCM), cho biết HS đang học theo chương trình giảng dạy trên đài truyền hình của thành phố. Tuy nhiên, cô vẫn giữ liên lạc với các em qua hộp thư trực tuyến của lớp. Khi HS có bất cứ vấn đề nào thắc mắc, cô Nguyên có thể chia sẻ, trao đổi thêm.
Để đánh giá HS, cô Hạnh Nguyên cho biết mỗi lớp cô đều phân nhóm 4 – 5 em rồi giao cho các nhóm làm bài tập. Những bài thu hoạch này đều được chấm điểm và lưu lại, nếu sau này được phép sử dụng những con điểm này, cô sẽ dùng để ghi nhận kết quả học của các em.
Theo cô Nguyên, khi đánh giá HS trong thời gian này, GV cần giảm độ khó của bài kiểm tra chứ không thể yêu cầu các em đạt được chuẩn kiến thức như khi học tập trung trên trường.
Không quá nặng về kiến thức
Theo GV Võ Kim Bảo, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), trung bình trong học kỳ 2, HS lớp 9 môn ngữ văn có 4 bài kiểm tra hệ số 1 nên thầy cô sẽ căn cứ vào tiến độ bài học trực tuyến hay truyền hình để kiểm tra HS sao cho nhẹ nhàng, không gây áp lực không đáng có.
Theo GV Kim Bảo, có thể triển khai cho HS đa dạng hình thức kiểm tra. Chẳng hạn GV có thể kiểm tra kiến thức tiếng Việt qua các câu hỏi trắc nghiệm hay kiểm tra bài soạn để lấy điểm. Với hình thức soạn bài trả lời câu hỏi theo bài học trong SGK, GV có thể chấm điểm ý thức, hình thức trình bày và nội dung thể hiện tư duy, sự nghiêm túc…
Còn ở bậc THPT, ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức), cho biết để đảm bảo thống nhất, trường đã xây dựng kế hoạch dạy trực tuyến, lên lịch cụ thể về thời khóa biểu (phân tiết như giờ học chính khóa), kế hoạch kiểm tra để lấy các cột điểm theo quy định (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút (hệ số 1), kiểm tra 1 tiết (hệ số 2).
Một GV sinh học của Trường Nguyễn Hữu Huân cho hay chú trọng đến việc sử dụng bài kiểm tra theo hướng mở như giao dự án, đề tài, bài luận…
Về việc thực hiện kiểm tra thường xuyên đối với HS, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng các bài kiểm tra có thể thực hiện đa dạng hình thức (học trực tuyến hay truyền hình) nhưng không nên tập trung vào việc kiểm tra kiến thức, vì nếu không dễ dẫn đến tâm lý đối phó, ức chế với người học.
Theo Báo Thanh niên