Đến năm 2020, có thể mất 5 triệu vị trí việc làm

0
1491

Trung tâm Dự báo Nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM dẫn số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết chất lượng nhân lực nước ta chỉ đạt 3,79/10. Để nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu, hai trong số kỹ năng nguồn nhân lực cần phải trang bị là bắt kịp xu hướng công nghệ và thành thạo ngoại ngữ.

Cần bắt kịp xu hướng công nghệ…

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự báo đến năm 2020 Việt Nam có thể mất đi 5 triệu việc làm cũ. Nguyên nhân là chất lượng nhân lực chỉ đạt 3,79/10 điểm, đứng thứ 11/12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng và chỉ số cạnh tranh nhân lực cũng chỉ đạt 4,3/10 điểm, xếp hạng 56/133 nước tham gia xếp hạng. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao của lao động Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực: Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore…

Với sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ ứng dụng trong nhiều ngành nghề, người lao động muốn tồn tại phải bắt kịp xu hướng này. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, nhiều bạn trẻ đã bắt đầu nhận thức được cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ứng dụng công nghệ Blockchain vào bảo vệ sở hữu trí tuệ và nhượng quyền sở hữu, sinh viên Đàm Thị Thiên Nhi – trường ĐH FPT đã xuất sắc chinh phục giải nhất khối ngành Công nghệ Thông tin – Hội nghị Nghiên cứu Khoa học diễn ra mới đây.

Trong khi đó, nhóm sinh viên khác của trường ĐH FPT cũng áp dụng những gì học được để thực hiện dự án ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhận diện tội phạm. Theo đó, các địa điểm nhiều người lui tới có thể sử dụng hệ thống để phát hiện những đối tượng không mong muốn xuất hiện trong khu vực. Và ứng dụng sẽ cảnh báo cho nhân viên an ninh theo dõi các đối tượng trên, đề phòng các tình huống xấu có thể xảy ra. “Trình làng” đồ án này, nhóm đã nhận được đánh giá cao từ Hội đồng Bảo vệ đồ án tốt nghiệp.

Nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu

Để vươn xa hơn trên thị trường lao động, không chỉ bắt kịp công nghệ mà cần chú trọng ngoại ngữ. Tháng 10/2018, tổ chức Education First (EF) vừa công bố bảng xếp hạng chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu (EPI). Việt Nam chỉ đạt vị trí 41/88 số quốc gia, vùng lãnh thổ. Tính đến ngày 9/1/2019, dân số thế giới đạt hơn 7,6 tỷ người. Điều này đồng nghĩa với việc, để có thể giao tiếp với nhân lực đa quốc gia, khẳng định vị trí trên toàn thế giới, sinh viên cần thông thạo ngôn ngữ chung của toàn cầu: Tiếng Anh.


Để khẳng định vị trí trên toàn thế giới, sinh viên cần thông thạo ngôn ngữ chung của toàn cầu: Tiếng Anh.

Ai cũng thấu hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, để có một lộ trình giao tiếp thành thạo thì không phải ai cũng phương pháp học tập hiệu quả.

Tại ĐH FPT, sinh viên sẽ được học Tiếng Anh nền tảng ngay từ năm nhất và sử dụng hoàn toàn giáo trình và học tập/thi cử bằng Tiếng Anh trong suốt các năm học. Song song đó, sinh viên sẽ được trang bị ngoại ngữ thứ hai là Tiếng Nhật/Tiếng Trung.

Từ đó, giúp sinh viên có thể mang tri thức Việt Nam ra toàn cầu với nền tảng kiến thức vững chắc và thông thạo ngoại ngữ. Mới đây, một đơn vị của nhà nước Brunei đang xem xét và thử nghiệm phần mềm quản lý kho linh kiện điện tử  – khóa luận tốt nghiệp do nhóm sinh viên ĐH FPT thực hiện để đưa vào sử dụng.

Trước đó, sinh viên ĐH FPT cũng từng đặt chân đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp,… thông qua các chương trình trải nghiệm, học kỳ nước ngoài,… Với mong muốn đào tạo những thế hệ sinh viên có thể khẳng định trí tuệ Việt Nam trên bản đồ thế giới, trường ĐH FPT luôn chú trọng trang bị những kiến thức kỹ năng cần và đủ để sinh viên tự tin hội nhập.

Theo ĐH FPT