Những điểm cơ bản của dự kiến phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

0
1225

Thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2020, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nghiên cứu, dự thảo Phương án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2020.

Những nội dung cơ bản của dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chia sẻ trong giao ban báo chí tháng 4/2020 sáng nay (28/4).

Mục đích, yêu cầu tổ chức thi

Tổ chức thi gọn nhẹ, tạo thuận lợi cho thí sinh, giảm áp lực, tốn kém cho xã hội mà vẫn đảm bảo kết quả thi chính xác, khách quan, tin cậy để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cung cấp thông tin phục vụ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông.

3 đối tượng dự thi

Đối tượng dự thi theo dự thảo phương án bao gồm:

Người học đã hoàn thành chương trình THPT hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT) trong năm học 2019-2020;

Người học đã hoàn thành chương trình THPT hoặc đã dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT nhưng chưa tốt nghiệp THPT;

Người học đã đỗ tốt nghiệp nhưng vẫn có nguyện vọng dự thi để lấy điểm xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Vẫn có điểm các môn thành phần trong bài thi tổng hợp

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổng hợp Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học xã hội (KHXH).

Trong đó: Bài thi tổng hợp KHTN gồm các câu hỏi của 3 môn Vật lí, Hóa học và Sinh học; bài thi tổng hợp KHXH gồm các câu hỏi của 3 môn Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân (đối với thí sinh là học sinh Giáo dục THPT); gồm các câu hỏi của 2 môn Lịch sử, Địa lí (đối với thí sinh là học viên Giáo dục thường xuyên).

Bài thi tổng hợp KHTN và KHXH có điểm toàn bài để xét công nhận tốt nghiệp THPT và điểm các môn thành phần phục vụ cho công tác tuyển sinh.

Thí sinh là học sinh giáo dục THPT phải thi 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn trong số 2 bài thi tổng hợp (KHTN hoặc KHXH);