Năm 2017, lượng thí sinh đăng ký xét tuyển tăng hơn 40.000 thí sinh so với năm ngoái. Trong khi đó, cả nước có khoảng 390.000 chỉ tiêu đại học, giảm 30.000 so với năm 2016.
Theo thống kê của Bộ GD & ĐT, đến hết ngày 20-4 cả nước có 859,835 thí sinh đăng kí dự thi; trong đó thí sinh đăng kí xét tuyển là 643,151 (74.8%); thí sinh tự do là 79,714 (9.27%).
Tuyển sinh 2017: 860.000 thí sinh cạnh tranh 390.000 suất vào Đại học?
Cho đến nay, tỉ lệ chọn các bài thi của thí sinh cụ thể như sau:
- Số thí sinh đăng ký chọn bài thi KHTN là 321,451 (37.39%).
- Số thí sinh đăng kí chọn bài thi KHXH là 417,334 (48.54%).
- Số thí sinh đăng ký cả 2 bài thi là 71,046 (8.26%).
Như vậy, mùa tuyển sinh năm nay, lượng thí sinh đăng ký xét tuyển tăng hơn 40.000 thí sinh so với năm ngoái. Trong khi đó, cả nước có khoảng 390.000 chỉ tiêu đại học, giảm 30.000 so với năm 2016.
Số liệu của Bộ GD & ĐT đến thời điểm này cho thấy, các tổ hợp xét tuyển truyền thống (khối A, A1, B, C, D1 cũ) vẫn chiếm tỷ lệ đăng ký xét tuyển cao nhất, trên 80% tổng số nguyện vọng xét tuyển đại học cả nước.
Trong đó, các môn thuộc khối A (Toán, Lý, Hóa) đạt tỷ lệ cao nhất, chiếm 1/3 tổng số nguyện vọng đăng ký vào các trường.
Riêng về phân tích số lượng đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, việc không hạn chế nguyện vọng và không phân biệt nguyện vọng khi xét tuyển đại học khiến thí sinh hoàn toàn có thể đăng ký thoải mái mà không hẳn đã căn cứ vào năng lực mình có phù hợp hay không.
“Tôi cho rằng để có cái nhìn chính xác thì còn phải đợi sau khi biết kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh có căn cứ để điều chỉnh lại nguyện vọng” – ông Điền khẳng định.
Thi Quốc gia