Dạo gần đây, cụm từ “Các Voi Xanh” bỗng dưng trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Là học sinh mà không viết các voi xanh là gì thì coi như lạc hậu so với đám bạn rồi. Bạn bè rủ nhau tìm hiểu rồi chơi thử trò chơi đầy bí ẩn và hiểm nguy này. Nhưng mấy ai biết được những hậu quả khôn lường mà trò chơi này mang tới. Hãy nghe những người trong cuộc chia sẻ để tỉnh táo và “say Goodbye” trò chơi quái đản này, tập trung ôn thi THPT Quốc gia nhé Teen ơi.
Tại nước Nga, hàng trăm thanh thiếu niên tự tử khi tham gia trò chơi “Thử thách cá voi xanh”
Thử thách “Các Voi Xanh hay Thử thách chết người?
Tại TP.HCM, không ít học sinh cho hay các em có nghe và từng thử trò chơi quái đản này cũng như kể ra những thử thách “khó hiểu” mà trò chơi đưa ra.
“Ban đầu mình có thể chơi bằng cách dùng bút bi vẽ lên tay hình con cá voi xanh, sau đó hoàn thành nhiệm vụ bí mật: thức dậy 4h20 sáng và leo lên mái nhà, xem một bộ phim rùng rợn, làm tổn thương môi, đứng trên một cây cầu…” Em học sinh tên T.H tại quận 3 chia sẻ.
Người chơi có 50 ngày đề hoàn thành tất cả các thử thách từ đơn giản đến phức tạp. Người chơi phải chụp ảnh xác nhận gửi quản trị viên để làm minh chứng và cuối cùng là “tự kết liễu đời mình” để trở thành người chiến thắng. Chiến thắng này sẽ được cộng đồng mạng công nhận!?
Một học sinh tên T chia sẻ trong sợ hãy “Em đã chơi được vòng 1, đến vòng dùng vật sắc nhọn rạch trên da, em thấy sợ và dừng lại. Em nghĩ chơi để giải trí và “chiến thắng” mà làm cơ thể đau và chảy máu thì trò này khác nào kẻ giết người trong… 50 ngày.”
“Đúng là một trò vô lý. Vậy mà bạn em mỗi vòng chơi mà thắng là đăng lên YouTube, lập trang riêng, rất phấn khích” – T nói thêm.
Cần có biện pháp mạnh quản lý trước khi quá muộn
Khi được hỏi, hầu hết các trường đều có học sinh nghe đến trò chơi này và cũng có học sinh đã tham gia trò chơi. Điều đó ẩn chưa rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình ôn thi của các em cũng gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc khi mà chính các em cũng đang gặp phải rất nhiều áp lực trước kỳ thi THPT Quốc Gia.
Nhà trường cần nhắc nhở, khuyến cáo học sinh về mức độ nguy hiểm của trò chơi này cũng như có biện pháp thông tin cụ thể đến học sinh để kịp thời ngăn chặn các em tham gia.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đỗ Minh Hoàng – chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Chúng tôi đã ghi nhận và tìm hiểu, thấy rằng đây là trò chơi không phù hợp cho học sinh các cấp.
“Đề nghị các nhà trường thông tin, giải thích cho học sinh, phụ huynh học sinh được rõ và không tham gia trò chơi. Và mong cha mẹ học sinh hỗ trợ, tương tác với nhà trường, thông báo, kết hợp với trường, giáo viên chủ nhiệm để kịp thời ngăn chặn và giải quyết nếu đã có con em nghiện đến mức nguy hiểm”.
Ông cũng cho hay sang tuần tới sở sẽ có văn bản cảnh báo chính thức gửi các trường lưu ý học sinh về trò chơi nguy hiểm này.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là thí sinh sẽ chính thức bước vào kỳ thi THPT Quốc Gia 2018, điều quan trọng nhất hiện tại là tập trung ôn tập và giữ tinh thần thoải mái nhất, tránh bị những “cám dỗ”, lôi kéo làm ảnh hưởng không tốt đến bản thân và tương lai của chính mình.
Theo Tuoitre