Phân tích đề thi minh họa lần 3 môn Lịch sử, nhiều ý kiến cho rằng dù lần đầu tiên thi trắc nghiệm nhưng đề thi bao quát chương trình, không có cửa cho thí sinh học tủ, học lệch.
Học sinh khá giỏi có thể đạt điểm 9, 10
Phần thứ nhất là 24 câu đầu, nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản ở mức “nhận biết” và “thông hiểu” chiếm khoảng 60% tổng số câu trong đề thi.
Theo cô Hương, ở phần này học sinh có học lực trung bình và trung bình khá đều có thể dễ dàng hoàn thành và đạt điểm tối đa là 6/10, phù hợp với yêu cầu xét tốt nghiệp THPT. Riêng với học sinh khá, giỏi có thể hoàn thành phần này trong thời gian không quá 20 phút.
Cô Hương nhận định, những câu vận dụng cao chỉ chiếm 10% (4 câu) tức là 1 điểm. Vì vậy, học sinh khá có thể đạt được điểm tối đa là 9/10. Một điểm còn lại sẽ dành cho học sinh giỏi.
Trong đề tham khảo lần này, lịch sử thế giới chiếm 30%, lịch sử Việt Nam chiếm 70% cô Vy cho rằng như vậy là hợp lý.
Cụ thể, phần Lịch sử Việt Nam, nội dung tập trung vào các giai đoạn lớn của lịch sử dân tộc từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mà trọng tâm là thời kì 1930 – 1975.
Theo cô Vy, các câu hỏi ở phần Lịch sử Việt Nam dàn đều các cấp độ và gần như bao phủ các câu hỏi ở cấp độ khó, độ phức tạp và khả năng gây nhiễu cao.
Điều này đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức đơn thuần về một sự kiện mà phải hiểu sự kiện, có khả năng tổng hợp, phân tích, so sánh để giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra.
40 câu hỏi trong đề thi đều là kiến thức trong sách giáo khoa. Vì vậy, các câu hỏi chủ yếu kiểm tra khả năng ghi nhớ của học sinh đối với không gian, thời gian, nội dung sự kiện.
Tóm lại, cô Vy nhận xét đề thi minh họa môn Lịch sử là một đề hay, khoa học, bao quát và bám sát chương trình, đảm bảo hai mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH – CĐ.
Từ đề minh họa, cô Vy lưu ý nếu học sinh không có sự ôn luyện kỹ càng thì khó đạt điểm khá. Ngoài ra, cô Vy nêu ý kiến Bộ GD&ĐT nên công khai việc sử dụng kiến thức theo sách giáo khoa cơ bản và các phần giảm tải theo như cách thi tự luận cũ.