Tình huống có thể xảy ra nếu không thi THPT mà xét tuyển đại học theo học bạ?

0
1064

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đưa ra những phân tích quanh việc nên thi THPT quốc gia hay xét tốt nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài.

Xét học bạ sẽ không công bằng

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội, tuyển sinh đại học nhằm phân loại xem thí sinh có đủ năng lực để theo học ở bậc đại học hay không. Một số nước Mỹ, Nhật Bản tuyển sinh đại học còn là kỳ thi để các trường lựa chọn và tuyển nhân tài. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chất lượng đầu vào là một tham số quan trọng đầu tiên.

Nhiều năm trước đây, chúng ta tuyển sinh đại học theo kỳ thi 3 chung. Phải thừa nhận những kết quả tốt mà kỳ thi này mang lại như phân loại thí sinh rất tốt, mức độ chênh nhau từ 0,5-1 điểm có sự khác biệt hơn hẳn về chất lượng. Nhưng kỳ thi quá áp lực, gây căng thẳng cho các thí sinh và xã hội.

Do đó, kỳ thi THPT quốc gia ra đời thống nhất trên cả nước, nhiều trường đại học dùng kết quả kỳ thi để xét tuyển. Các đại học lớn, uy tín, có số lượng thí sinh đăng ký đông như ĐH Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội… cũng đều dựa vào điểm xét tuyển từ kỳ thi này, tức là kỳ thi đang đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.

Theo tôi, nếu chúng ta tuyển sinh đại học quá dễ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở bậc đại học và hệ quả như chúng ta thấy, nhiều thí sinh bỏ học ngay từ năm thứ nhất vì không thể theo học tiếp tục ở những ngành này”, GS Nguyễn Đình Đức nói.

 Tình huống có thể xảy ra nếu không thi THPT mà xét tuyển đại học theo học bạ? - Ảnh 1.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: T.H)

 

Trước đề xuất của một số chuyên gia bỏ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp, vị GS này bày tỏ, các trường THPT khác về mặt bằng, giáo viên, cơ sở vật chất, chất lượng nên mức đánh giá trong học bạ không tương đương nhau. Ví dụ một em điểm môn Toán là 9, học lực giỏi theo học bạ của trường này không có nghĩa tương đương với học lực giỏi ở một trường khác.

 

Thực tế một số trường THPT không quá khắt khe khi đánh giá, thậm chí “biếu điểm” cho học sinh. Điều này dễ xảy ra tình trạng thí sinh có học bạ tốt, trúng tuyển vào ngành yêu thích, nhưng rất khó có thể theo học được.

Ví dụ các ngành khó như Toán học, Vật lý, CNTT, Hóa học, Y, Dược, tự động hóa, cơ điện tử,… học lực không đáp ứng được, phải bỏ học giữa chừng, lãng phí thời gian và thiệt hại tài chính cho gia đình và nhà trường.

Bên cạnh đó nếu xét tuyển đại học chỉ căn cứ vào học bạ, có thể nhàn cho các trường, dễ tuyển sinh, nhưng sẽ có nhiều băn khoăn về chất lượng đầu vào.

Không thể đánh đổi chất lượng