Tuyển sinh bổ sung vào lớp 10 công lập và gì nữa?

0
801
nhieu-co-hoi-vao-dai-hoc-bang-diem-thi-danh-gia-nang-luc

Việc cho phép học sinh điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm sẽ giúp các em chọn được trường phù hợp với mức điểm của mình, tránh tình trạng rớt cả ba nguyện vọng do không lượng sức mình hay do “xui rủi”.

Thông tin TP.HCM sẽ tuyển sinh bổ sung vào lớp 10 công lập với gần 3.900 chỉ tiêu khiến nhiều nhà quản lý, học sinh, phụ huynh vui mừng. Điều này đồng nghĩa nhiều em sẽ có thêm cơ hội học trường công, nhiều gia đình sẽ giảm bớt được gánh nặng về kinh tế do không phải học trường tư, nhiều trường THPT công lập tuyển đủ chỉ tiêu, đáp ứng được nhu cầu dạy và học.

Thống kê của Sở GD&ĐT, tính đến 17 giờ ngày 1-8, toàn TP còn 3.891 học sinh (HS) đã đậu vào trường công nhưng chưa nộp hồ sơ, đồng nghĩa các trường THPT công lập còn trống gần 4.000 chỗ học. Trong đó, trường thiếu ít nhất là một chỉ tiêu, trường thiếu nhiều nhất là 260 chỉ tiêu. Lý do, nhiều em sau khi trúng tuyển đi du học, một bộ phận thi chỉ để thử sức rồi vẫn quay về trường cũ học (HS trường tư), bộ phận còn lại do chọn nguyện vọng vào trường khá xa so với nơi cư trú nên không thể theo học.

Việc tuyển bổ sung sẽ phần nào giúp các trường có thể tuyển đủ chỉ tiêu được giao, nhiều em trong số hơn 18.000 thí sinh rớt công lập trước đó sẽ có cơ hội được học trong môi trường công lập. Tuy nhiên, giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cũng thừa nhận đó chỉ là giải pháp tạm thời. Bởi việc tuyển bổ sung sẽ gây bị động cho các trường trong việc xếp danh sách lớp, chuẩn bị kế hoạch cho năm học mới.

Cũng theo Sở GD&ĐT, tình trạng các trường tuyển thiếu không phải năm nay mới xảy ra. Thống kê ba năm gần nhất, năm 2021 tỉ lệ nộp hồ sơ vào các trường công lập khoảng 92,5%; năm 2022 khoảng 92,9%; năm nay là 93,5% và đến năm nay mới có chủ trương tuyển bổ sung vào trường công.

Do đó, để giải quyết được tình trạng trên, Sở GD&ĐT cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như chú trọng hơn đến công tác tư vấn nguyện vọng vào lớp 10, hay thậm chí là nghiên cứu thay đổi phương thức đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 công lập chẳng hạn.

Để xét tuyển vào ĐH, Bộ GD&ĐT đã cho phép thí sinh sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT mới bắt đầu đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Điều này sẽ giúp các em căn cứ vào năng lực để chọn được chính xác ngành và trường phù hợp.

Vậy tại sao không thử áp dụng cách thức này cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM? Thực hiện chuyển đổi số, sao không áp dụng để việc tuyển sinh nhẹ nhàng và HS có nhiều lợi thế hơn? Bởi thực tế việc cho phép HS điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm sẽ giúp các em chọn được ngôi trường phù hợp với mức điểm của mình, tránh tình trạng rớt cả ba nguyện vọng do không lượng sức mình hay đôi khi là do “xui rủi”.

Tất nhiên, phương thức tuyển sinh nào cũng có mặt được và chưa được nhưng phương thức nào mang lại nhiều lợi ích hơn cho HS thì tại sao lại không xem xét?

Tại cuộc họp chiều 3-8, người đứng đầu ngành GD&ĐT TP cũng cho biết sau lần xét tuyển bổ sung này, ngành giáo dục sẽ tính toán lại, có phương án tuyển sinh phù hợp hơn. Chúng ta cùng chờ và hy vọng vào một sự thay đổi để làm sao tốt nhất cho HS.

Thống kê của Sở GD&ĐT, tính đến 17 giờ ngày 1-8, toàn TP còn 3.891 học sinh (HS) đã đậu vào trường công nhưng chưa nộp hồ sơ, đồng nghĩa các trường THPT công lập còn trống gần 4.000 chỗ học. Trong đó, trường thiếu ít nhất là một chỉ tiêu, trường thiếu nhiều nhất là 260 chỉ tiêu. Lý do, nhiều em sau khi trúng tuyển đi du học, một bộ phận thi chỉ để thử sức rồi vẫn quay về trường cũ học (HS trường tư), bộ phận còn lại do chọn nguyện vọng vào trường khá xa so với nơi cư trú nên không thể theo học.

Việc tuyển bổ sung sẽ phần nào giúp các trường có thể tuyển đủ chỉ tiêu được giao, nhiều em trong số hơn 18.000 thí sinh rớt công lập trước đó sẽ có cơ hội được học trong môi trường công lập. Tuy nhiên, giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cũng thừa nhận đó chỉ là giải pháp tạm thời. Bởi việc tuyển bổ sung sẽ gây bị động cho các trường trong việc xếp danh sách lớp, chuẩn bị kế hoạch cho năm học mới.

Cũng theo Sở GD&ĐT, tình trạng các trường tuyển thiếu không phải năm nay mới xảy ra. Thống kê ba năm gần nhất, năm 2021 tỉ lệ nộp hồ sơ vào các trường công lập khoảng 92,5%; năm 2022 khoảng 92,9%; năm nay là 93,5% nhưng chỉ đến năm nay mới có chủ trương tuyển bổ sung vào trường công.

Do đó, để giải quyết được tình trạng trên, Sở GD&ĐT cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như chú trọng hơn đến công tác tư vấn nguyện vọng vào lớp 10, hay thậm chí là thay đổi phương thức đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 công lập chẳng hạn.

Để xét tuyển vào ĐH, Bộ GD&ĐT đã cho phép thí sinh sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT mới bắt đầu đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Điều này sẽ giúp các em căn cứ vào năng lực để chọn được chính xác ngành và trường phù hợp.

Vậy tại sao không thử áp dụng cách thức này cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM. Thực hiện chuyển đổi số, sao không áp dụng để việc tuyển sinh nhẹ nhàng và HS có nhiều lợi thế hơn? Bởi thực tế việc cho phép HS điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm sẽ giúp các em chọn được ngôi trường phù hợp với mức điểm của mình, tránh tình trạng rớt cả ba nguyện vọng do không lượng sức mình hay có đôi khi là “xui rủi”.

Tất nhiên, phương thức tuyển sinh nào cũng có mặt được và chưa được nhưng phương thức nào mang lại nhiều lợi ích hơn cho HS thì tại sao lại không thử?

Tại cuộc họp chiều 3-8, người đứng đầu ngành GD&ĐT TP cũng cho biết sau lần xét tuyển bổ sung này, ngành giáo dục sẽ tính toán lại, có phương án tuyển sinh phù hợp hơn. Chúng ta cùng chờ và hy vọng vào một sự thay đổi để làm sao tốt nhất cho HS.